Home Kiến thức Visa Quyền tự do đi lại và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quyền tự do đi lại và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, và đảm bảo quyền con người là mục tiêu hướng đến của cộng đồng quốc tế. Với Liên Hiệp Quốc, việc bảo vệ quyền con người và thúc đẩy hợp tác về quyền con người là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay.

Quyền tự do đi lại và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam cũng tham gia và hợp tác quốc tế về quyền con người với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã gia nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982. Công ước do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200(XXI) ngày 16/12/1966 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23/3/1976.

Theo quy định của công ước thì bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình. Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận; Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình.

Và tại điều 13 của công ước quy định trường hợp người nước ngoài bị trục xuất khỏi nước thành viên tham gia công ước như sau: Một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một quốc gia thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết định phù hợp pháp luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do chính đáng về an ninh quốc gia; người bị trục xuất phải được phép đệ trình những lý lẽ phản đối việc trục xuất, được yêu cầu nhà chức trách có thẩm quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thẩm quyền đặc biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, và được có đại diện khi trường hợp của mình được xem xét lại.

Ở Việt Nam, việc đi lại, cư trú của công dân người nước ngoài được quy định trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư 31/2015 hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật khác có liên quan… thường xuyên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Đến nay, Việt Nam cũng đã ký kết 78 hiệp định và thỏa thuận song phương về miễn thị thực cho công dân với các nước và vùng lãnh thổ, ký hiệp định biên giới với các nước láng giềng. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia các hoạt động khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân nhập cảnh vào Việt Nam vì mục đích đầu tư, thương mại như: ASEM – Diễn đàn Á – Châu về quản lý dòng di cư; ABTC – chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC. Có thể nói với những hướng đi này, Việt Nam sẽ tạo điều kiện để công dân nước ngoài có thể đi lại và cư trú ở Việt Nam thuận lợi hơn.

Tham khảo: Internet

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.