Home Tin tức APEC: Giảm thiểu rào cản thương mại, thuế quan

APEC: Giảm thiểu rào cản thương mại, thuế quan

Khối APEC được thành lập vào năm 1989 để quảng bá và phát triển hợp tác thương mại, giao thương và thúc đẩy kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ thuộc châu Á – Thái Bình Dương. APEC là một tổ chức hoạt động theo phương thức đàm phán mở và không yêu cầu thành viên tham gia phải ký bất kỳ hiệp định gì. APEC hiện có 21 thành viên, chiếm 41% dân số thế giới, 56% sản lượng GDP và khoảng 49% giao thương của thế giới.

Ý tưởng của APEC là giảm thiểu những rào cản về thương mại, hàng rào thuế quan giữa các nước châu Á Thái Bình Dương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế các nước trong khu vực.

Lịch sử APEC

Ý tưởng về khối APEC được nhắc tới trước công chúng lần đầu tiên bởi cựu Thủ tướng Australia Bob Hawke trong một bài phát biểu tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31/1/1989. 10 tháng sau đó, 12 nước châu Á – Thái Bình Dương đã có cuộc gặp gỡ tại Canberra ở Australia để thiết lập nên khối APEC. Các nước thành viên sáng lập bao gồm Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Xem thêm Gia hạn visa

Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan gia nhập vào năm 1991. Mexico và Papa New Guinea tiếp bước 2 năm sau đó. Chile gia nhập năm 1994, 4 năm trước Peru, Việt Nam và Nga để tạo nên khối 21 thành viên hoàn chỉnh như hiện nay. Xem thêm Miễn thị thực

Giữa năm 1989 và 1992, APEC đã từng nhóm họp không chính thức nhiều lần. Phải tới năm 1993, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton mới thiết lập nên thông lệ nhóm họp thường niên của khối APEC để đảm bảo được tính bền vững và cái nhìn sâu sắc hơn về hướng đi của khối. Xem thêm Thị thực nhập cảnh

Hiệp định Bogor năm 1994 có lẽ là một trong những hiệp ước quan trọng nhất trong lịch sử APEC, khi nó đánh dấu sự ra đời của một “lời hứa” tự do thương mại giữa các nước đã và đang phát triển. Theo đó, thành viên khối APEC đã hướng tới việc thực hiện các mục tiêu Bogor vào năm 2010 đối với các nước đã phát triển và 2020 với các nước đang phát triển. Những mục tiêu này được thiết lập nhằm thúc đẩy mở cửa và tự do thương mại giữa các thành viên. Kèm theo đó, các nước đã phát triển sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển. Xem thêm Thủ tục giấy phép lao động

Những thành công của khối APEC

Bản thân APEC đã là một thành công với việc tạo nên một diễn đàn kinh tế độc nhất trên thế giới, nơi những chính trị gia, những thương nhân có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn những ý tưởng của mình. Vì lẽ đó mà cuộc gặp thường niên của khối quan trọng đến vậy. APEC cũng là một trong những “cầu nối” với tương lai, giúp thúc đẩy những ý tưởng mới. Những mục tiêu Bogor là ví dụ điển hình cho việc đề ra thách thức mới cho thời đại, từ đó thành lập nên những nhóm chuyên sâu nghiên cứu, tìm ra giải pháp để cùng thúc đẩy phát triển khối khu vực.

Cũng từ khi thành lập tới nay, APEC đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên cũng như làm giảm thiểu những rào cản thương mại trong khu vực. Chúng ta phải kể tới việc hàng rào thuế quan trung bình đã giảm từ 17% vào năm 1989 xuống chỉ còn 5,2% trong năm 2012.

Cũng trong thời gian đó, tổng kim ngạch giao thương trong khối APEC đã tăng gần 7 lần so với năm 1989 khi mà 2/3 còn lại của thế giới chỉ có thể thúc đẩy thêm gần 5 lần kim ngạch. Ngoài việc giảm thiểu các hàng rào thuế quan, APEC còn đi đầu trong việc kết hợp với chính phủ các nước để đồng bộ hoá hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống hải quan, từ đó tạo thuận lợi cho việc giao thương xuyên biên giới. Xem thêm Giấy phép lao động Bình Dương

APEC cũng đã thành công trong việc giảm mức chi phí giao thương tại biên giới tới 5% từ năm 2004 tới năm 2006, thêm 5% từ năm 2007 tới năm 2010, tiết kiệm cho các ngành kinh doanh xuất khẩu của khối số tiền 58,7 tỷ USD. Qua thời gian, APEC đã tập trung nhiều hơn vào những gì họ có thể làm phía sau biên giới như cải thiện luật pháp các nước hay môi trường kinh doanh.

Khối APEC cũng đã cho ra đời kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh vào năm 2009 với việc giảm thiểu chi phí và thủ tục khi giao thương tại các khu vực. Từ năm 2009 tới năm 2013, các thành viên của khối đã cải thiện được môi trường kinh doanh tốt hơn 11,3%, bao gồm cả việc khởi nghiệp, đăng ký giấy phép hay vay vốn ngân hàng. Thời gian xin giấy phép xây dựng đã giảm 18,7% trong khoảng thời gian giữa 2009 và 2015, thời gian làm thủ tục thành lập công ty cũng giảm 20,2% so với năm 2009 và chi phí vay vốn ngân hàng cũng giảm từ 8,9% xuống còn trung bình 1,6%.

Tại biên giới, các nước thành viên đã thiết lập nên một hệ thống thủ tục xuất nhập cảnh online, từ đó rút ngắn được thời gian thông thương. Được biết với cái tên Single Window, hệ thống ảo đã kết nối các tổ chức của chính phủ liên quan tới việc xuất nhập khẩu, cho phép các công ty nộp giấy phép điện tử từ mọi nơi. Kể từ khi kế hoạch này ra đời vào năm 2007, khối APEC đã tổ chức các đợt tập huấn, đào tạo giúp các thành viên có thể thiết lập nên hệ thống Single Window của mình. Tới năm 2013, có 14 thành viên APEC đã thiết lập được các hệ thống Single Windows của riêng mình, và hướng tới tương lai 21 thành viên đều có thể sử dụng vào năm 2020.

APEC cũng đưa vào hoạt động hệ thống thẻ du lịch APEC, giúp các doanh nhân có thể di chuyển dễ dàng hơn giữa các thành viên, làm giảm thời gian làm visa và thủ tục xuất nhập cảnh. Hơn 160.000 người hiện đang sử dụng thẻ APEC để di chuyển thường xuyên. Hiện 19 trên tổng số 21 thành viên đã áp dụng thẻ du lịch này.

Năm 2011, các thành viên của khối cũng cam kết sẽ giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu xuống 45% vào năm 2030. Năm 2014, các thành viên cũng đã đồng ý hợp tác phát triển năng lượng sạch, tăng lượng tiêu thụ này lên gấp đôi vào năm 2030.

Việc giúp đỡ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những mục tiêu quan trọng của khối. Suốt nhiều năm, khối APEC đã cho ra đời hàng loạt các dự án mới để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển.

Năm 2005, Trung tâm phát triển SME của khối APEC đã được thành lập tại Hàn Quốc để giúp cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp này thông qua việc hỗ trợ tư vấn. Hệ thống thúc đẩy start-up APEC được ra mắt vào năm 2013 để giúp các doanh nhân với các ý tưởng mới có thể tìm được người dẫn dắt và cơ hội để khởi nghiệp.

Ngoài ra, APEC còn đảm bảo rằng tất cả các thành viên của khối châu Á – Thái Bình Dương đều có thể tham gia vào việc phát triển nền kinh tế. Trung tâm kỹ thuật số APEC được thành lập vào năm 2004 để dạy kỹ năng vi tính cho người dân tại các vùng quê và những người thiếu điều kiện. Với hơn 100 trung tâm được thành lập tại 10 nền kinh tế, các trung tâm giáo dục này đã huấn luyện cho hơn nửa triệu người các kỹ năng số, với gần một nửa trong số đó là phụ nữ.

Những thách thức tồn tại

Trong khi APEC đã đạt được nhiều thành công trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, khối vẫn tồn tại nhiều điểm yếu cần được khắc phục: Việc tiếp nhận và triển khai các biện pháp phát triển mới còn chậm chạp tại nhiều nước, đặc biệt trong việc thiết lập các chính sách cạnh tranh mới hay gỡ bỏ 100% thuế đối với một số mặt hàng; APEC mong muốn làm quá nhiều việc cùng một lúc nên thiếu đi sự sắp xếp cần thiết đối với các hạng mục, bị phân tán giữa nhiều mảng.

Vì là một diễn đàn kinh tế, APEC thiếu đi tính cam kết ràng buộc mà các hiệp ước có thể mang lại, đôi khi cam kết chỉ dừng lại ở ngưỡng cam kết mà thôi. APEC cũng thiếu một cơ quan kiểm tra giám sát tiến độ sát sao. Do tính chất đặc thù của mình mà việc kiểm tra tốc độ triển khai các cam kết gặp nhiều trở ngại, điều có thể được cải thiện nếu như chúng ta có thể đưa các cơ quan kiểm tra độc lập vào. Thiếu tài nguyên cũng là một trong những thách thức lớn nhất tồn tại trong khối APEC. Rất nhiều dự án tốt không được tài trợ đúng mức, trong khi một số dự án lại dàn trải, khiến cho việc hợp tác trở nên khó khăn hơn./.

Nguồn: Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt sưu tầm – Thủ tục thẻ tạm trú

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.