Theo Luật xuất nhập cảnh 2019 thì thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ một số trường hợp được quy định. Bài viết này sẽ giới thiệu các đối tượng/trường hợp người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được chuyển đổi mục đích thị thực, trình tự thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3 trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực Việt Nam
Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây
– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:
– Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;
– Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.
– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trình tự thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực Việt Nam
Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực thì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp thị thực mới thực hiện như sau:
- Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Lưu ý: Trường hợp các nước có công dân được cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử
- Việc cấp thị thực điện tử áp dụng với công dân của nước có đủ điều kiện quy định.
- Chính phủ quyết định danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Tư vấn và hỗ trợ trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực
Nếu các bạn đang có vướng mắc khi chuyển đổi mục đích thị thực (visa) Việt Nam, hãy gọi đến văn phòng của PNVT.
PNVT là công ty cung cấp dịch vụ thủ tục hành chính có uy tín tại TPHCM, với hơn 13 năm hình thành và phát triển. PNVT có lực lượng chuyên gia thường xuyên cập nhật những quy định mới, và sẵn sàng tư vấn hỗ trợ người nước ngoài thực hiện tốt nhất thủ tục chuyển đổi mục đích thị thực (visa) tại Việt Nam.
Ngoài việc tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi mục đích thị thực, PNVT còn tư vấn và hỗ trợ gia hạn visa Việt Nam, đặc biệt tư vấn giải pháp xử lý trường hợp visa trễ hạn/quá hạn, xin cấp thẻ tạm trú, đổi giấy phép lái xe ….Hãy gọi để PNVT cùng đồng hành và hỗ trợ các bạn xử lý nhanh hồ sơ nhé.