Trong những trường hợp giải quyết vụ việc dân sự nhằm đảm bảo yêu cầu cấp bách của đương sự để bảo vệ quyền lợi đơn vị, tổ chức, cá nhân.. bảo vệ tài sản, đảm bảo chứng cứ, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được.. Đương sự có quyền làm đơn gửi tòa án đang thụ lý vụ việc yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn xuất cảnh đối với người có liên quan đến nghĩa vụ.
Căn cứ pháp lý trong việc yêu cầu toà án ngăn chặn xuất cảnh
- Theo bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
- Căn cứ điều 111: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp ngăn chặn xuất cảnh nhằm: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại, đảm bảo việc giải quyết vụ án, thi hành án.
- Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự) đồng thời, nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.
- Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 135 của Bộ luật Tố tụng dân sự) trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Căn cứ điều 128: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Cấm xuất cảnh đối với trường hợp xét thấy liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
- Căn cứ điều 21 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh qui định một số trường hợp chưa được xuất cảnh.
Thông tin mẫu đơn đề nghị ngăn chặn xuất cảnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI NGĂN CHẶN XUẤT CẢNH
Kính gửi: … (1)
Tên tôi là: … Sinh năm: ../ ../ ..
CMND số … cấp ngày ../ ../ .. , nơi cấp …
Địa chỉ: …
Điện thoại liên hệ: …
Tôi đang là .. (2) trong vụ án … số … ngày… tháng … năm … được Tòa án nhân dân … thụ lý giải quyết.
Nội dung/ lý do tranh chấp: … (3)
Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh dựa trên:
- Căn cứ Khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền của đương sự, khoản 13 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ra quyết định: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
- Căn cứ điều 21 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh qui định một số trường hợp chưa được xuất cảnh.
Từ những nội dung tôi trình bày, xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ là:
- Ông/ bà: … Sinh năm: ../ ../ ..
- CMND số … cấp ngày ../ ../ .. , nơi cấp …
- Địa chỉ: …
- Điện thoại liên hệ: …
Để bảo đảm việc thi hành án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tôi đề nghị .. (4)
Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả của những thông tin này. Kính mong quý tòa xem xét, chấp thuận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
Ghi chú:
(1) Gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền đang thụ lý vụ án
(2) Tư cách pháp nhân đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Nguyên đơn, bị đơn, đương sự, người đại diện pháp lý của đương sự..
(3) Trình bày về nội dung đang tranh chấp, kiện tụng..
(4) Trình bày mục đích yêu cầu áp dụng việc cấm xuất cảnh
Những lưu ý khi đương sự làm đơn xin ngăn chăn xuất cảnh
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Tòa án không tự mình đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với người có nghĩa vụ về việc xuất cảnh mà phải do đương sự có đơn yêu cầu
- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn xuất cảnh phải đảm bảo chính xác, đúng pháp luật, có căn cứ và theo trình tự thủ tục quy định tại bộ luật Tố tụng Dân sự
- Trong bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đối với người, đơn vị, tổ chức cá nhân khi gửi đơn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn xuất cảnh phải đưa ra được chứng cứ chứng minh đối với yêu cầu và những kiến nghị này là cần thiết và hợp pháp.
Xem thêm: