Home Tin tức Vì sao hoa quả Việt thất thế trước “cơn lốc” hàng nhập ngoại?

Vì sao hoa quả Việt thất thế trước “cơn lốc” hàng nhập ngoại?

Thương hiệu rau củ quả Việt đang dần khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế nhưng lại đang “thua đau” trên sân nhà.

Rau củ quả Việt Nam đang dần khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế khi nhiều mặt hàng đã có “visa” vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Australia… Nhưng hiện có một nghịch lý đau lòng là trong khi các doanh nghiệp trong nước nỗ lực xuất khẩu trái cây, thì trái cây ngoại vẫn ùn ùn tràn vào Việt Nam. Người tiêu dùng Việt lại sẵn sàng “dốc hầu bao” mua trái cây ngoại dù trong nước cũng có sản phẩm cùng loại bảo đảm chất lượng, giá cả phải chăng.

Hoa quả nội rẻ vẫn ế

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), 2 tháng đầu năm Việt Nam đã chi 164 triệu USD (khoảng 3.720 tỷ đồng) để nhập khẩu trái cây, rau quả. Riêng nhập khẩu từ Thái Lan là 82,6 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc (19%), Myanmar (9%) và (Mỹ 8%)… Xem thêm dịch vụ visa

Nghịch lý là trong khi nước ta đang phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập khẩu một lượng lớn rau quả như vậy thì không ít nông dân trong rau quả lại không bán được hàng, hoặc bán với mức giá siêu rẻ.

Theo khảo sát của phóng viên VOV tại thị trường Hà Nội, hoa quả Việt như xoài, cam, ổi, mít, thăng long…với giá cả phải chăng, như ổi khoảng 15.000 đồng/kg, xoài chỉ tầm 20.000 đồng/kg, dưa hấu 10.000 đồng/kg… Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hoa quả Việt còn khá ảm đạm, nhiều loại còn rơi vào tình trạng trông chờ được “giải cứu” như chuối ở Đồng Nai, dưa hấu, ớt ở Quảng Ngãi, Thanh Long ở Bình Thuận…

Trong khi đó hoa quả nhập khẩu giá cả đắt hơn nhiều, dưa vàng của Nhật tại một cửa hàng nhập khẩu ở Hoàng Mai (Hà Nội) có giá từ 230.000-250.000 đồng/kg, bơ sáp 160.000 đồng/kg, táo Mỹ 230.000 đồng/kg.

Chị Lan Anh – một khách hàng cho biết, chị thường xuyên mua hoa quả ngoại về ăn và theo chị hoa quả ngoại ngon, chất lượng lại đảm bảo.

Còn theo chị Quỳnh Mai (Hà Đông, Hà Nội), bây giờ mọi người đều chuộng hàng ngoại. Hoa quả ngoại mẫu mã sang trọng, đem đi biếu sẽ trang trọng, lịch sự hơn nhiều so với hoa quả trong nước.

“Giải cứu” đến bao giờ?

Câu hỏi đặt là tại sao hoa quả Việt trên thị trường nội thì ế ẩm, nhưng hàng năm vẫn xuất khẩu một lượng lớn ra nước ngoài, đặc biệt có nhiều loại trái cây được các thị trường khó tính chấp nhận. Cụ thế, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả đã tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 700,6 triệu USD.

Mới nhất, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đăng Công báo Liên bang cho biết quả vú sữa tươi của Việt Nam đã chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường Mỹ và quyết định này có hiệu lực từ ngày 19.4.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính khiến trái cây Việt thất thế trên sân nhà là do người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng trái cây trong nước. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu còn hạn chế khiến trái cây Việt chưa đến được với người tiêu dùng. Ngoài ra, mẫu mã trái cây ngoại vượt trội hẳn so với trái cây Việt nên thường được lựa chọn nhiều vào những dịp lễ, Tết…

Một thực trạng nữa là, không ít người tiêu dùng trong nước cảm thấy bị xúc phạm khi doanh nghiệp làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng cao thì đem xuất khẩu, còn hàng lỗi, hàng kém chất lượng thì đưa về thị trường nội địa.

Chị hải Yến (Hai Bà Trưng) cho rằng, chị sẵn sàng ủng hộ hàng Việt nhưng không phải là ủng hộ bằng mọi giá. Nếu chất lượng hàng ngoại và hàng nội tương đương thì chị sẽ ưu tiên dùng hàng nội. Đằng này, thị trường trong nước chỉ tiêu thụ những mặt hàng không đảm bảo thì chị buộc phải tìm đến những loại hoa quả ngoại.

Nói về sức hút của trái cây ngoại, chị Lan Anh (Đông Anh, Hà Nội) dẫn chứng, cam Mỹ trái to, màu đẹp và đều quả, nhìn bắt mắt hơn cam trong nước, hay nho nhập khẩu trái to lại ngọt lịm, trong khi nho Việt trái nhỏ, lại có vị chua ngọt không hợp với khẩu vị nhiều người tiêu dùng. Trái cây ngoại ngoài ưu điểm mẫu mã đẹp thì thời gian bảo quản cũng khá dài, trong khi đó lại không phải lo sợ nhiều về chất bảo quản vì quy trình kiểm soát của nước ngoài vẫn tốt hơn.

Tại thị trường nông sản trong nước, chỉ tính trong 3 tháng đầu năm nay, cộng đồng đã phải giải cứu nông sản hai lần, trong đó có chuối ở Đồng Nai và dưa hấu ở Quảng Ngãi.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, các loại nông sản bị dư thừa do lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Ông Tuấn khuyến cáo, cần kết nối thông tin thị trường với nông dân, dự báo cho nông dân thị trường cần loại nông sản gì, kích cỡ mẫu mã ra sao để tăng hiệu quả của nông nghiệp và tránh để cộng đồng phải chung tay “giải cứu” như vừa qua./.

Nguồn: Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt sưu tầm – thủ tục xin giấy phép lao động

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *