Home Giải thích thuật ngữ Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni tiếng Anh là gì?

Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni tiếng Anh là gì?

Để thuận lợi tra cứu thuật ngữ Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni tiếng Anh là gì?  chúng tôi sưu tâm để giúp cho biên dịch nhanh chóng tìm được từ tiếng Anh tương ứng, biết rằng những thuật ngữ này không có trong từ điển thông thường.

Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni tiếng Anh là gì

Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni tiếng Anh là gì?

Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni—Bhiksus-Bhiksunis-Sramaneras

Tỳ kheo tiếng Anh là gì?

(A) Tỳ Kheo—Bhiksu

Như vậy hiểu tỳ kheo là đọc của tỳ khưu vậy, tiếng anh của tỳ kheo là Bhiksu
(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo—Overview and Meanings of Bhiksu
(I) Tổng quan về Tỳ Kheo—An overview of Bhiksu
(II) Nghĩa của Tỳ Kheo—The meanings of Bhiksu
(A-2) Phân Loại Tỳ Kheo—Categories of Bhiksu
(I) Nhị Chủng Tỳ Kheo—Two classes of monks.
(II) Ba vị sư chính trong tự viện—Three main monks in a monastery.
(III) Bốn Loại Tỳ Kheo—Four kinds of Monks.
(IV)Ngũ Chủng A Xà Lê—Five categories of acarya: Năm loại giáo thọ.
(V) Thập Chủng Tỳ Kheo—Ten kinds of Bhiksus.
(A-3) Tứ Chủng Tà Mệnh—Four Improper Ways of Earning a Living
(A-4) Oai Nghi của một vị Tỳ Kheo—Forms of behavior of a Monk
(A-4-1) Tứ Oai Nghi—Four Forms of behavior
(I) Tứ oai nghi—Four respect-inspiring forms of demeanour.
(II) Đức Phật dạy về Tứ Oai Nghi trong Kinh Niệm Xứ—The Buddha taught about the Four Postures in the Satipatthanasutta.
(A-4-2) Uy Nghi Lúc Ăn—The Fine Manner of Eating
(A-4-3) Uy nghi ăn mặc—The fine manner of dressing
(A-5) Hòa Thượng—Most Venerable—Upadhyaya (skt)
(A-6) Những lời dạy của Đức Phật về Tỳ Kheo trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on Bhiksu in the Dharmapada Sutra—See Chapter 154 (A-11)

Tỳ kheo ni tiếng Anh là gì?

(B) Tỳ Kheo Ni—Bhiksuni (skt)

Vậy tỳ kheo ni là tỳ khưu ni, tiếng anh của tỳ kheo ni là Bhiksuni 
(B-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo Ni—Overview and Meanings of Bhiksuni
(B-2) Bát Kính Giáo—Eight Commands of Respect for a Bhiksuni
(B-3) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên—The First Nun

Sa di tiếng Anh là gì?

(C) Sa Di—A Novice Monk—Sramanera (s&p)

Như vậy Sa di tiếng Anh là Sramanera  (cả tiếng Sankrit và Pali)
(C-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di—Overview and Meanings of Novice Monks
(C-2) Phân loại Sa Di—Categories of Sramanera
(I) Sa Di Đạo Hầu
(II) Tam Chủng Sa Di—Three kinds of Sramanera
(C-3) Mười giới Sa Di—Ten Precepts taken by a Sramanera

Sa di ni tiếng Anh là gì?

(D) Sa Di Ni—A Novice Nun—Sramanerika (s&p)

Vậy Sa di ni tiếng Anh là Sramanerika 
(D-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di Ni—Overview and Meanings of Sramanerika
Phần Hai—Part Two
Tăng Già—Sangha (skt)
(A) Tổng quan và Ý nghĩa của “Tăng già”—Overview and Menaings of “Sangha”
(B) Những đặc tính của “Tăng già”—Characteristics of “Sangha”
(C) Cộng Đồng Tăng Già—Buddhist Community
(D) Những người thọ cụ túc giới đầu tiên—Early Ordinations
(E) Chư Tăng Ni lập gia đình—Married Monks and Nuns
(F) Tam Sư Thất Chứng—Three superior monks and a minimum of seven witnesses
(G) Những vị Sư khác trong tự viện—Other Monks in a monastery
Phần Ba—Part Three
Giáo Đoàn Tăng Ni—Monk and Nun Ordinations
(A) Giáo Đoàn Tăng—Monk Ordinations
(A-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Tăng—An overview of Monk Ordinations
(A-2) Tăng vụ (công chuyện mà giáo hội giao phó)—Sangha tasks
(A-3) Tài sản của Giáo Đoàn—Sangha property
(A-4) Phá hòa hợp Tăng—Sanghabheda(skt)
(A-5) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo—Requirements of a Monk
(A-5-1) Những Đòi Hỏi nơi một vị Tỳ Kheo—Requirements of a Monk
(A-5-2) Những Trường Hợp Đáng Bị Quở Trách—Rasons to be Blamed for a Monk or Nun
(A-6) Đốt liều trên đầu Tăng hay Ni—Buning incense on the heads of monks and nuns
(A-7) Sa Môn Bất Kính Vương Giả—Odained Buddhists do not have to honor royalty
(A-8) Một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo—Twelve Hundred and Fifty Bhikshus
(A-9) Lời Phật Dạy về Tỳ Kheo—The Buddha’s Teachings on Bhiksus—See Chapter 154 (A-6).
(B) Giáo Đoàn Ni—Bhikshuni Orders—Nun Ordinations
(B-1) Tổng quan về Giáo Đoàn Ni—An overview of Bhikshuni Orders
(B-2) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên—First Nun
(B-3) Giáo Đoàn Ni đầu tiên—First Order of Bhiksunis
(B-4) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay—The present circumstance of the Nun Orders in the world
(I) Thực trạng Giáo Đoàn Ni trên thế giới hiện nay—The present circumstance of the Nun Orders in the world
(II) Người Nữ Giữ Mười Giới tại Tích Lan—Dasa silmata in Sri Lanka
(III)Người Nữ Xuất Gia tại Thái Lan—Mae chi in Thailand
(IV)Tổ Chức mang tên “Thích Nữ”—An organization with the name “Sakyadhita”
(B-5) Trưởng Lão Ni Kệ—Verses in the Therigatha

Phần Một
Part One
Tỳ Kheo-Tỳ Kheo Ni-Sa Di-Sa Di Ni
Bhiksus-Bhiksunis-Sramaneras

(A) Tỳ Kheo
Bhiksu

(A-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo
Overview and Menaings of Bhiksu

(I) Tổng quan về Tỳ Kheo—An overview of Bhiksu: Buddhist mendicant—Tăng (người tu sĩ đệ tử của Phật có lãnh thọ giới pháp theo luật của Phật qui định). Nhà sư từ bỏ tất cả những tư hữu thế gian và chỉ giữ lại một phần tối thiểu các vật dụng cá nhân như 1 bát khất thực, 3 bộ y, một dây thắt lưng, một dao cạo râu và một cây kim. Theo truyền thống Phật giáo buổi ban sơ, các vị Tăng phải sống đời du Tăng khất sĩ, chỉ an cư một nơi trong ba tháng mùa an cư kiết hạ. Chư Tăng dựa vào lòng từ thiện của đàn na tín thí tại gia, cúng dường thức ăn và những thứ cần thiết khác như quần áo, nơi ở, và thuốc men. Sự việc bị trục xuất ra khỏi giáo hội là những trường hợp rất hiếm hoi, trừ phi có những trường hợp quá đáng, mặc dù chư Tăng Ni luôn được phép rời khỏi giáo đoàn nếu họ muốn—Monks give up all worldly belongings and possess only a bare minimum of personal goods (an alm bowl, three robes, a belt, a razor and a needle). According to early Buddhist tradition, they live as wandering religious beggars, settling in one place only for the three months of the rainy season. The monks rely on the charity of the laity for food and other subsistence, such as clothing, shelter and medicine. Expulsion is rare and enforced only in an extreme case, although a monk or nun may leave the Sangha if he or she wishes.

(II) Nghĩa của Tỳ Kheo—The meanings of Bhiksu: Mendicant—Buddhist monk.
1) Tỳ có nghĩa là phá, kheo nghĩa là phiền não. Tỳ kheo ám chỉ người đã phá trừ dục vọng phiền não—“Tỳ” (Bhi) means destroy and “Kheo” (ksu) means passions and delusions. Bhiksu means one who destroys the passions and delusions.
2) Người thoát ly gia đình, từ bỏ của cải và sống tu theo Phật. Người đã được thọ giới đàn và trì giữ 250 giới cụ túc—A religious mendicant who has left home and renounced—Bhikkhu who left home and renounced all possessions in order to follow the way of Buddha and who has become a fully ordained monk. A male member of the Buddhist Sangha who has entered homeless and received full ordination. A Bhiksu’s life is governed by 250 precepts under the most monastic code. Bhiksu is one who destroys the passions and delusions.
3) Tất cả chư Tỳ Kheo đều phải tùy thuộc vào của đàn na tín thí để sống tu, không có ngoại lệ—All Bhiksus must depend on alms for living and cultivation, without any exception.
4) Tất cả chư Tỳ Kheo đều thuộc chủng tử Thích Ca, dòng họ của Phật—All Bhiksus are Sakya-seeds, offspring of Buddha.
5) Tỳ kheo còn có nghĩa là người đã xuất gia, đã được giữ cụ túc giới. Tỳ Kheo có ba nghĩa—Bhiksu still has three meanings:
a. Khất sĩ: Beggar for food or mendicant—Người chỉ giữ một bình bát để khất thực nuôi thân, không chất chứa tiền của thế gian—Someone who has just a single bowl to his name, accumulates nothing (no worldly money and properties), and relies exclusively on asking for alms to supply the necessities of life.
b. Bố ma: Frightener of Mara (delusion)—Bố Ma là người đã phát tâm thọ giới, phép yết ma đã thành tựu, loài yêu ma phiền não phải sợ hãi—Someone who has accepted the full set of 250 disciplinary precepts. His karma has reached the level of development that he immediately fears delusion.
c. Phá ác: Destroyer of Evil—Người dùng trí huệ chân chính để quán sát và phá trừ mọi tật ác phiền não; người chẳng còn sa đọa vào vòng ái kiến nữa—Someone who has broken through evil, someone who observes everything with correct wisdom, someone who has smashed the evil of sensory afflictions, and does not fall into perceptions molded by desires.
6) Khất Sĩ—Mendicant monk: Thuật ngữ tiêu chuẩn dùng để chỉ một vị Tăng Phật giáo người đã thọ giới cụ túc. Điển hình là những vị có ước vọng muốn trở thành Tăng sĩ bằng cách trước tiên thọ giới Sa Di và sau đó thọ giới cụ túc. Thuật ngữ Tỳ Kheo có nghĩa là “khất sĩ,” chỉ những vị sư được cộng đồng Phật tử tại gia cúng dường vật thực. Những vị thọ cụ túc giới đã được định ra trong Luật Tạng (gồm 227 giới theo truyền thống Nguyên Thủy và 250 giới theo truyền thống Đại Thừa). Trong thời Đức Phật còn tại thế, Tăng sĩ điển hình phải du hành đó đây chứ không trụ lại một nơi cố định, trừ mùa mưa, nhưng trải qua một thời gian dài, các tự viện cố định được phát triển và ngày nay hầu hết các Tăng sĩ Phật giáo đều trụ lại tại các tự viện—The standard term for a Buddhist monk who has received full ordination. Typically men who aspire to become monks first take the “novice” (Sramanera) ordination and later receive the full ordination. The term Bhiksu literally means “beggar,” indicating that monks are expected to subsist on alms given to them by the lay community. Those who take full ordination are also expected to observe the rules regarding monastic behavior set out in the Vinaya-Pitaka (which number 227 in the Theravada tradition, and 250 in the Mahayana tradition). During the Buddha’s time, monks typically wandered from place to place and had no fixed abode, except during the rainy season, but over time fixed monastic establishments developed, and today most Buddhist monks reside in monasteries.

(A-2) Phân Loại Tỳ Kheo
Categories of Bhiksu

(I) Nhị Chủng Tỳ Kheo—Two classes of monks: Hai loại Tỳ Kheo.
1) Đa văn tỳ kheo: Monks who hear and repeat many sutras, but are not devoted doers.
2) Quả thiển tỳ kheo: Those who read and repeat few sutras, but are devoted in their lives.

(II) Ba vị sư chính trong tự viện—Three main monks in a monastery:
1) Tự Chủ: Vị sư trong coi tổng quát trong tự viện—Head of a monastery: An abbot, or controller of all affairs in a monastery.
2) Thượng Tọa: Vị sư trông coi việc hoằng pháp—Venerable, or bhikkhu who is responsible for preaching the dharma.
3) Duy Na: Vị sư giám viện—Supervisors of monks in a monastery.

(III) Bốn Loại Tỳ Kheo—Four kinds of Monks: Bốn loại ngựa để ví với bốn loại Tỳ Kheo—Four kinds of horses—Tứ Mã—Four kinds of horses, likened to four classes of monks:
1) Loại ngựa hay nhất: Loại cứ theo bóng soi mà dong ruổi, nhanh chậm tả hữu tùy theo ý chủ—The first ones are those that respond to the shadow of the whip.
2) Loại ngựa thứ nhì: Roi chạm lông đuôi, xét ý người cưỡi mà theo ý đó—The second ones are those that respond to the lightest touch of the whip.
3) Loại ngựa thứ ba: Roi vọt chạm vừa phải là làm theo ý chủ—The third ones are those that respond to the mild application of the whip.
4) Loại ngựa thứ tư: Phải lấy vùi sắt đâm vào thân thấu đến tận xương mới chịu làm theo ý chủ—The fourth ones are those that need the spur to bite the bone.

(IV)Ngũ Chủng A Xà Lê—Five categories of acarya: Năm loại giáo thọ.
1) Xuất Gia A Xà Lê: Người sở y đắc xuất gia hay người phụ trách dạy dỗ những người mới xuất gia—One who has charged of novices.
2) Giáo Thọ A xà Lê: Giáo Thọ Tăng—A teacher of the discipline.
3) Yết Ma A Xà Lê: Thọ Giới Tăng hay vị Tăng làm phép thọ giới yết ma—A teacher of duties.
4) Thọ Kinh A Xà Lê: Vị Tăng dạy kinh cho người khác—A teacher of the scriptures.
5) Y Chỉ A Xà Lê: Thầy y chỉ (dù chỉ trong một thời gian rất ngắn)—A master of the community (though in a very short period of time).

(V) Thập Chủng Tỳ Kheo—Ten kinds of Bhiksus: Natha-karana-dhanna (p)—Mười Hộ Trì Nhân Pháp—Ten things that give protection—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười hộ trì nhân pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourse of the Buddha, there are ten things that give protection:
1) Giới Bổn Tỳ Kheo: Patimokkha (p)—Moral—Ở đây, vị Tỳ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp—Here a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behavior, seeing danger in the slightest fault, he keeps to the rules of training.
2) Đa Văn Tỳ Kheo: Learned—Ở đây vị Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên lý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến—Here a monk who has learned much, and bears in mind, and retained what he has learned. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purify holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision.
3) Thiện Hữu Tỳ Kheo: A monk is a friend—Vị Tỳ Kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện bạn đảng—A monk is a friend, associate and intimate of good people.
4) Thiện Ngôn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo là thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính—A monk is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction.
5) Phục Vụ Tỳ Kheo: Khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh mà niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ để làm, vừa đủ để tổ chức—Whatever various jobs there are to be done for his fellow monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning.
6) Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamma) and discipline (abhivinaye).
7) Tri Túc Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược—Here a monk who is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicine in case of illness.
8) Tinh Tấn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp—Here a monk who ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden.
9) Chánh Niệm Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu—Here a monk who is mindful, with a great capacity for clear recalling things done and said long ago.
10) Huệ Trí Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ—Here a monk who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering.

(A-3) Tứ Chủng Tà Mệnh
Four Improper Ways of Earning a Living

(I) Tổng quan về Tứ Chủng Tà Mệnh—An overview of Four improper ways of obtaining a living on the part of a monk: Có bốn thứ tà mệnh—Tỳ Kheo không khất thực để tự sống như giới luật đã quy định mà sinh sống bằng phương cách tà vạy, làm những nghề bị giới luật cấm. Một vị sư đi làm kiếm tiền, xem quẻ, dùng tài để sinh sống, nịnh bợ, làm ảo thuật, xin ăn hay cầu được bố thí cúng dường, vân vân—Heterodox or improper way to obtain a living on the part of a monk by doing work by his hands, by astrology, his wits, flattery, magic, etc..

(II) Chi tiết về Tứ Chủng Tà Mệnh—Details of Four improper ways of obtaining a living on the part of a monk:
1) Hạ Khẩu Thực:
a) Tăng Ni làm việc bằng tay chân kiếm sống: To earn a livelihood by doing work with his hands.
b) Trồng trọt, nấu nướng, làm thương mại, chế tạo vật dụng hay may quần áo để kiếm tiền—Grow crops, cook, do business, manufacture things or to sew clothes to sell in order to make money: Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào trồng trọt, nấu nướng, làm thương mại, chế tạo vật dụng hay may quần áo để kiếm tiền gửi về cho gia đình, ngay cả để tạo ra lợi tức cho tự viện, cũng là phạm giới xả đọa (phải buông bỏ và phát lồ sám hối ngay). Tuy nhiên, nếu cha mẹ bị bệnh mà không còn ai khác lo lắng thì vị ấy có thể xin phép của vị lãnh đạo trong tự viện được làm những việc ấy để trả hiếu cho cha mẹ cho đến khi lành bệnh. Ngay khi cha mẹ lành bệnh là vị ấy phải ngưng làm việc ngay để tập trung vào việc tu tập—A Bhiksu or Bhiksuni who grows crops, cooks, does business, manufactures things or sews clothes in order to make money to send home to his or her family, even if it is to create the income for the monastery, commits an offence involves Release and Expression of Regret. However, if that Bhiksu’s or Bhiksuni’s parents are in ill health and have no other means of financial support, he or she can obtain permission from the Head of the monastery to do so to pay his or her filial responsibility to his or her parents until they get well. Right after they get well, he or she must stop working and focus on his or her cultivation.
c) Bốc thuốc kiếm sống; tuy nhiên nếu bốc thuốc vì nhân đạo cứu người là đúng với lòng bi mẫn Phật dạy: Collect herbs for a living; however, collecting herbs to save human lives is in compliance with the Compassion which the Buddha had taught.
2) Ngưỡng Khẩu Thực: Làm nghề chiêm tinh hay ngước lên trời xem tinh tú, mặt trời, mặt trăng, xem gió mưa sấm sét—To earn a livelihood by astrology (looking up in the sky to talk about stars).
3) Phương Khẩu Thực: Luồn cúi nịnh bợ (những nhà quyền thế giàu có để được họ ban cho ân huệ)—To earn a livelihod by flattery (rich people or powerful people).
4) Duy Khẩu Thực: Dùng chú thuật, bói toán lành dữ để kiếm cơm áo—To earn a livelihood by magic, spells, or by fortune-telling.

(A-4) Oai Nghi của một vị Tỳ Kheo
Forms of behavior of a Monk

(A-4-1) Tứ Oai Nghi
Four Forms of behavior

(I) Tứ oai nghi—Four respect-inspiring forms of demeanour: Oai nghi có nghĩa là cốt cách và cử chỉ của người xuất gia, cần phải đoan chánh đàng hoàng, đúng theo phép tắc, khiến cho người chung quanh khi nhìn thấy phong cách của mình thì tự nhiên sanh lòng kính phục. Tứ oai nghi hay bốn phép tắc Bát Nhã phải được Tăng Ni thực hành mỗi ngày—Demeanors mean the conducts and expressions of a religious figure in Buddhism. They must be power and act appropriately according to the Dharma teachings, so when those around them see their demeanors these people will be respectful automatically. Four instances of prajna which a monk or nun should practise everyday.
1) Oai Nghi Đi: Respect-inspiring of Walking.
2) Oai Nghi Đứng: Respect-inspiring of Standing.
3) Oai Nghi Nằm: Respect-inspiring of Lying down.
4) Oai nghi Ngồi: Respect-inspiring of Sitting.

(II) Đức Phật dạy về Tứ Oai Nghi trong Kinh Niệm Xứ—The Buddha taught about the Four Postures in the Satipatthanasutta:
1) Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đi, ý thức rằng: “Tôi đang đi.” Khi đứng, ý thức rằng: “Tôi đang đứng.” Khi ngồi, ý thức rằng: “Tôi đang ngồi.” Khi nằm, ý thức rằng: “Tôi đang nằm.”Thân thể được xử dụng như thế nào, vị ấy ý thức thân thể như thế ấy—Bhikkhus, when walking, a Bhikkhu understands: “I am walking;” when standing, he understands: “I am standing;” when sitting, he understands: “I am sitting;” when lying down, he understands: “I am lying down;” or he understands accordingly however his body is disposed.
2) Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mặc áo Tăng Già Lê, mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ các việc mình đang làm—Again, Bhikkhus, a Bhikkhu is one who acts in full awareness when going forward and returning; who acts in full awareness when looking ahead and looking away; who acts in full awareness when flexing and extending his limbs; who acts in full awareness when wearing his robes and carrying his outer robe and bowl; who acts in full awareness when eating , drinking, consuming food, and tasting; who acts in full awareness when walking, standing, siting, falling asleep, waking up, talking, and keeping silent.

(A-4-2) Uy Nghi Lúc Ăn
The Fine Manner of Eating

1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên lựa thức ăn ngon: A Bhiksu or Bhiksuni should not choose only the best tasting food for himself or herself.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, lúc ăn, không nên vừa nhai vừa nuốt một cách vội vã, nên nhai chậm rãi khoảng 30 lần trước khi nuốt: A Bhiksu or Bhiksuni, while eating, should not chew and swallow his or her food in a rush, but should chew each mouthful slowly about thirty times before swallowing.
3) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo ni không nên nói chuyện trong lúc ăn: A Bhiksu or Bhiksuni should not talk during a meal.
4) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên nhai hoặc húp lớn tiếng: A Bhiksu or Bhiksuni should not chew and drink soup loudly.
5) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên lấy lưỡi liếm đồ ăn trong dĩa and không nên hả miệng quá to khi đưa thức ăn vào miệng: A Bhiksu or Bhiksuni should not lick the food from his or her plate with his or her tongue and should not open his or her mouth wide-open when putting food into it.
6) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, trong buổi ăn với chúng, không nên đặt chén xuống khi những người cao lạp hạ (cao tuổi đạo) hơn vẫn còn đang ăn: A Bhiksu or Bhiksuni, in a formal meal, should not put down his or her empty bowl when those who have been ordained longer than him or her are still eating.
7) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên bỏ thừa thức ăn: A Bhiksu or Bhiksuni should not leave leftover food when he or she is finished eating.
8) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên đứng dậy giữa bữa ăn, hoặc ăn xong rồi đứng dậy trước khi có tiếng chuông: A Bhiksu or Bhiksuni should not stand up in the middle of a meal, nor stand up as soon as she has finished eating, before the sound of the bell.
9) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên ăn nhẹ vào buổi chiều cho thân thể nhẹ nhàng và không tốn thì giờ nấu nướng: A Bhiksu or Bhiksuni should eat lightly in the evening so that he or she feels light in body and avoids wasting time cooking.

(A-4-3) Uy nghi ăn mặc
The fine manner of dressing

1) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nên luôn ăn mặc y áo chỉnh tề khi đi ra khỏi chùa: A Bhiksu or Bhiksuni should always be neatly dressed wearing his or her long robe when he or she goes outside the monastery.
2) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên ăn mặc xốc xếch hay ăn mặc y áo dơ dáy: A Bhiksu or Bhiksuni should not dress untidily or wear dirty robes.
3) Vị Tỳ Kheo Ni không nên mặc đồ lót qua khỏi lưng quần: A Bhiksuni should not wear undershirt which goes below her waist.
4) Vị Tỳ Kheo Ni nên ăn mặc kín đáo không để thấy đồ lót bên trong: A Bhiksuni should be properly dressed so that it is not possible to see the undergarments she is wearing.
5) Vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni không nên nói chuyện hay đùa cợt khi mặc y áo: A Bhiksu or Bhiksuni should not talk or joke as he or she is putting on his or her clothes.

(A-5) Hòa Thượng
Most Venerable
Upadhyaya (skt)

1) Hòa Thượng: Từ dùng để chỉ một vị Tăng cao tuổi hạ—A general term for a senior monk.
2) Lực Sinh: Một vị Tăng cao hạ trong tự viện, nhờ vị nầy mà đạo lực của các đệ tử được sinh ra—A senior monk who is strong in producing or begetting strength in his disciples.
3) Pháp Sư: Vị Tăng cao tuổi hạ và cũng là vị Pháp Sư—Dharma master, a senior monk and teacher of doctrine.
4) Tri Hữu Tội Tri Vô Tội: Một vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful.
5) Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giải là Ưu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà Lê: Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya: Ưu Bà Đà Da.
6) Nguyên thủy Ưu Ba Đà Da có nghĩa là thân giáo sư, y chỉ sư, hay y học sư; về sau nầy tại các xứ Trung Á, từ nầy được dùng như là một vị Thầy trong Phật giáo nói chung, để phân biệt với luật sư hay thiền sư, nhưng từ nầy còn được dùng để gọi Hòa Thượng là thân giáo sư hay vị thầy chỉ dạy trực tiếp trong tự viện: Originally a subsidiary teacher of the Vedangas; later through Central Asia, it became a term for a teacher of Buddhism, in distinction from disciplinists and intuitionalists, but as Ho-Shang it attained universal application to all masters.
7) Đây là một trong năm Kính Điền thuộc tám ruộng phước điền: Preaching monks: Ô Ba Đà Da (Hòa Thượng)—This is one of the five reverence-fields which belong to the eight fields for cultivating blessedness.
8) Trong Phật giáo, Hòa Thượng có nghĩa là một vị Tăng cao tuổi hạ. Đây là tôn hiệu của một vị Tăng cao tuổi cao đức hay một vị trụ trì. Tuy nhiên, Hòa Thượng, chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng Hòa Thượng, thì đó chỉ là xưng xuông. Đủ kiến giải chân thật, giữ trọn các pháp hành, không sát hại sinh linh, lo tiết chế điều phục, đó mới là có trí: trừ hết các cấu nhơ, mới đáng danh Hòa Thượng: In Buddhism, Most Venerable means a senior monk, a most venerable monk. This is a title for virtuous and aged monk or an abbot. However, a man is not called “Most Venerable” because his hair is gray. Ripe and wise is he in age (Dharmapada 260). A man in whom are truth, virtue, harmlessness, restraint and control, that wise man who is steadfast and free from impurity, is indeed called “Most Venerable” (Dharmapada 261).

(A-6) Những lời dạy của Đức Phật
về Tỳ Kheo trong Kinh Pháp Cú
The Buddha’s teachings on Bhiksu
in the Dharmapada Sutra
See Chapter 154 (A-11)

(B) Tỳ Kheo Ni
Bhiksuni (skt)
(B-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Tỳ Kheo Ni
Overview and Menaings of Bhiksuni

(I) Tổng quan về Tỳ Kheo Ni—An overview of Bhiksuni: Nữ tu Phật giáo, người đã gia nhập giáo đoàn và nguyện trì giữ 348 hoặc 364 giới Tỳ kheo Ni. Ngoài ra, Tỳ Kheo Ni phải luôn vâng giữ Bát Kính Giáo—Bhiksuni—Nun—A female observer of all the commandments—A female mendicant who has entered into the order of the Buddha and observes the 348 or 364 precepts for nuns. In addition, a bhiksuni must always observe the eight commanding respect for the monks (Bát Kính Giáo)—See Tỳ Kheo in (A-4).

(II) Nghĩa của Tỳ Kheo Ni—The meanings of Bhiksuni: Tỳ Kheo Ni là vị nữ tu sĩ đã thọ cụ túc giới. Theo những câu chuyện trong kinh tạng Ba Li, vị Tỳ Kheo Ni đầu tiên là bà kế mẫu của Đức Phật, bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề. Bà nầy đã thuyết phục thị giả A Nan can thiệp cho mình được gia nhập giáo đoàn. Cuối cùng Đức Phật cho thành lập Ni Đoàn, tuân thủ 227 giới, giống như Tỳ Kheo trong truyền thống Nguyên Thủy, nhưng Tỳ Kheo Ni phải tuân thủ 348 giới theo truyền thống Đại Thừa. Tỳ Kheo Ni cũng như phải tuân thủ Bát Kính giới. Điều nầy làm cho Ni Đoàn có thấp trong tự viện. Người ta nói Đức Phật đã nói rằng vì sự ra đời của Ni đoàn mà Phật pháp chỉ hưng thịnh khoảng 500 năm mà thôi, thay vì tới 1.000 năm. Trong hầu hết các xứ theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Ni đoàn đã bị tàn lụi, và hầu hết chư Ni chỉ có thể thọ giới Sa Di Ni theo truyền thống Đại Thừa. Có lẽ Ni đoàn đã bị tàn lụi vào khoảng năm 456, và chưa bao giờ được truyền qua các xứ Đông Nam Á. Tuy nhiên, Ni đoàn vẫn được truyền qua các xứ Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam, và có một số đông phụ nữ đã được truyền giới từ các vị giáo thọ người Hoa như một phần của phong trào phục hưng Ni đoàn tại các xứ theo Phật giáo Nguyên Thủy—A Buddhist nun who has received the full ordination. According to stories in the Pali Canon, the first nun was Sakyamuni Buddha’s stepmother, Mahaprajapati, who convinced the Buddha’s personal attendant Ananda to intercede on her behalf to overcome the Buddha’s initial reluctance to allow women to join his order. The Buddha eventually created an order of nuns, who were bound by the 227 rules for monks outlined in the Vinaya-Pitaka in Theravada tradition, or 348 rules in the Mahayana tradition, as well as eight extra regulations known as “Weighty rules” (guru-dharma) that clearly relegate nun to an inferior position in the Buddhist monastic order. The Buddha also is reported to have said that because the order of nuns was established his teaching (Dharma) would flourish for only 500 years, instead of one thousand years. In most Theravada Buddhist countries today the full ordination lineage for women has died out, and most Buddhist nuns are thus only able to receive the novice (Sramaneri) ordination. The order of nuns probably died out in India around 456, and the full ordination was probably never transmitted to mainland Southeast Asia. There are, however, full ordination lineages today in Korea, Taiwan, and Hong Kong, and a number of women from other traditions have received ordination from Chinese preceptors as part of a movement to revive the order of nuns.

(B-2) Bát Kính Giáo
Eight Commands of Respect for a Bhiksuni

(I) Tổng quan về Bát Kính Giáo—An overview of Eight commands for a Bhiksuni: Bát Kính Giới—Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, ngài A Nan đã đến gặp bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề để trao truyền lại tám giới kính trọng mà Đức Phật đã ban hành cho tỳ kheo ni trước khi gia nhập Ni đoàn—In the Anguttara Nikaya Sutta, Venerable Ananda told Maha Pajapati Gotami about the eight commands laid down by the Buddha, given to a nun before letting her entering the Bhiksuni Order.

(II) Chi tiết về Bát Kính Giáo—Details of Eight commands for a Bhiksuni:
1) Dầu trăm tuổi hạ, tỳ kheo ni lúc nào cũng phải tôn kính một vị Tăng dù trẻ và phải nhường chỗ ngồi cho vị ấy, phải đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị nầy chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy: Even though a hundred years’ standing by the higher ordination , a nun must always pay respect to a monk, no matter how young he is, offer her seat to him, reverence him, and perform all proper duties towards him though he has just received the Higher Ordination on that very day.
2) Không bao giờ nặng lời, mắng chửi hay mạ lỵ một vị Tăng trong bất cứ trường hợp nào: Never scold (revile, rebuke, or abuse) a monk on no account.
3) Tỳ kheo không được sám hối với Tỳ Kheo Ni, nhưng Tỳ Kheo Ni phải sám hối với Tỳ Kheo (nghĩa là Tỳ Kheo Ni không được làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo, nhưng Tỳ Kheo có thể làm lễ sám hối cho Tỳ Kheo Ni): Bhiksunis (she could never accuse or speak of a monk’s misdeeds) should not give admonition to Bhiksus, but Bhiksus should admonish Bhiksunis (he may speak of her misdeeds).
4) Một vị Thức Xoa Ma Na phải được cả Tăng đoàn và Ni đoàn thừa nhận vào giáo đoàn thì mới gọi là hợp pháp: At Bhiksus’ hands obtain reception into the order—A female probationer (sikkhamana), who is trained in the six commandments for two years, should receive both the Higher Ordination from the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.
5) Mỗi nửa tháng phải hỏi Tăng đoàn của các Tỳ Kheo chừng nào có lễ Phát Lồ (sám hối điều sái phạm) và giờ nào các Ngài đến họp: Every fortnight a Bhiksuni should ask from the Order of Bhiksus the time when the Bhiksus assemble to recite their fundamental rules (uposatha), and when a Bhiksu would come to admonish them.
6) Thỉnh Tỳ kheo thuyết pháp: Ask the fraternity for a monk as preceptor.
7) Không bao giờ an cư kiết hạ nơi nào không có các vị Tăng: A Bhikkhuni should never spend a retreat (vassa) in a place where there is no Bhikkhu.
8) Sau kỳ an cư kiết hạ, mỗi Tỳ Kheo Ni phải hành lễ Tự Tứ (báo cáo và sám hối) và chánh thức xuất Hạ trước mặt chư Tăng. Tỳ Kheo Ni phải kiểm thảo xem trong ba điểm thấy, nghe, và hoài nghi, coi mình có phạm phải điều nào chăng: After the summer retreat, the ceremony of formal termination of the rainy season (pavarana) should be held by a Bhiksuni in the presence of Bhiksus. She must report and ask for a responsible confessor. A Bhikkhuni examine to see if she has ever committed any of the three ways, seeing, hearing, or suspicion.
** In some sutras, number 6 is replaced by: Một vị Tỳ Kheo Ni khi đã phạm tội, phải chịu hình phạt trước cả hai Giáo Hội Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni—A Bhikkhuni who committed a major offence should undergo punishment (manatta) in the presence og the Order of both Bhikkhus and Bhikkhunis.

(B-3) Tỳ Kheo Ni Đầu Tiên
The First Nun

Ngài A Nan đã khẩn khoản xin Phật cho mẹ là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, cũng là dì và nhũ mẫu của Đức Phật, được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Mười bốn năm sau ngày Đức Phật thành đạo, Ngài đã nhận dì của Ngài và các phụ nữ vào giáo đoàn đầu tiên, nhưng Ngài nói rằng việc nhận người nữ vào giáo đoàn sẽ làm cho Phật giáo giảm mất đi 500 năm—Ananda insisted the Buddha to accept his mother, Mahaprajapati, she was also the Buddha’s aunt and step-mother, to be the first nun to be ordained. In the fourteenth years after his enlightenment, the Buddha yielded to persuation and admitted his aunt and women to his order of religious mendicants, but said that the admission of women would shorten the period of Buddhism by 500 years.

(C) Sa Di
A Novice Monk
Sramanera (s&p)
(C-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di
Overview and Menaings of Novice Monks

(I) Tổng quan về Sa Di—An overview of Novice Monks: Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di. Còn gọi là Cần Sách Nam hay người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng. Thường thì sa di là một thành viên mới hay người mới tu của Tăng già và phải thọ giới sa di. Trong hầu hết các trường phái, tuổi tối thiểu cho sa di là bảy tuổi, tuy nhiên vài tự viện nhận những đứa trẻ hơn miễn là có sự đồng ý của cha mẹ. Lễ thọ giới sa di bao gồm lễ tụng kinh cầu nguyện quy-y và thọ mười giới. Rồi lễ thí phát (cạo đầu), phát ba bộ y và một bát khất thực, sau đó người sa di được chỉ định cho một vị giáo thọ và y chỉ sư. Người sa di chỉ được thọ giới Tỳ Kheo sau 20 tuổi mà thôi—A male observer of the minor commandments (các giới khinh). Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts. Also called a Zealoues Man or a man who zealously listens to the instructions of great monks. Usually, a sramanera is a new member or novice of the monastic community who has taken the novice vows. In most traditions, the minimum age for this ordination is seven, however, some monasteries accept younger children to be ordained as long as the person obtains the permission from his parents. The novice ordination includes a formal ceremony of recitation of the refuge prayer and agreement to uphold the “Sramanera precepts” (ten precepts). The novice’s head is shaved, and he is given three robes and a begging-bowl, following which the novice is assigned an “acarya” (teacher) and a “upadhyaya” (preceptor). The novice can only receive the full ordination of a Bhiksu after he is twenty years of age.

(II) Nghĩa của Sa di—The meanings of Sramanera:
1) Sa Di còn gọi là Thất La Ma Na Lạc Ca—Thất Ma Na Y Lạc Ca—Thất La Ma Ni La—Người nam mới tu, còn đang tập giữ những giới khinh và mười giới sa Di—A male observer of the minor commandments (các giới khinh)—Sramanera is the lowest rank of a person cultivating the way. He must keep properly ten precepts.
2) Cần Sách Nam: Người nam cần cù chăm gắng tuân theo lời chỉ dạy của các bậc đại Tăng—A Zealoues Man who zealously listen to the instructions of great monks.
3) Thất La Ma Ni La:
a) Người tu hành cầu tịch tịnh viên mãn—One who seek rest.
b) Cầu Niết Bàn Tịch Tịnh: One who seeks the peace of nirvana.
4) Một vị Sa Di thọ nhận giáo pháp từ một vị thầy đã thành tựu, thường thì vị thầy này cũng đã được huấn đạo bởi một vị thầy khác, và như vậy, trên lý thuyết ít nhất hệ thống này kéo dài ra từ thời của Đức Phật. Sa Di tuy nhỏ, nhưng có thể thành bậc Thánh, nên không thể khinh thường—A novice receives the teaching from an accomplished instructor, who in turn has been trained by another master, and thus, in theory at least the chain extends to the Buddha himself. A novice though a beginner, but he may become an arhat, so not to treat him lightly

(C-2) Phân loại Sa Di
Categories of Sramanera

(I) Sa Di Đạo Hầu: Một người mới tu, chưa đủ tuổi để thọ giới đàn thì gọi là Sa Di Đạo Hầu—Besides, a novice monk who is not old enough to be ordained is called “Sa Di Đạo Hầu.”

(II) Tam Chủng Sa Di—Three kinds of Sramanera: Có ba loại Sa Di, dựa theo tuổi tác—Three kinds of Sramanera which are recognized according to age.
1) Khu Ô Sa Di: Sa Di đuổi quạ, tuổi từ 7 đến 13 (đủ khả năng đuổi quạ)—“Drive away crows” Sramanera, age from 7 to 13, old enough to drive away crows.
2) Ứng Pháp Sa Di: Sa Di Ứng Pháp, tuổi từ 14 đến 19, đủ khả năng thực hành theo Phật pháp—One who is able to respond to or follow the doctrine, age from 14 to 19.
3) Sa Di: Tuổi từ 20 đến 70—Sramanera, age from 20 to 70.

(C-3) Mười giới Sa Di
Ten Precepts taken by a Sramanera

1) Không sát sanh: Not to kill living beings.
2) Không trộm đạo: Not to steal.
3) Không dâm dục: Not to have sexual intercourse.
4) Không láo xược: Not to lie or speak evil.
5) Không uống rượu: Not to drink wine.
6) Không ghim hoa trên đầu, không dồi phấn, không xức dầu: Not to decorate oneself with flowers, nor utilize cosmetologic powder, nor use perfumes.
7) Không ca hát, không khiêu vũ như kỷ nữ dâm nữ: Not to sing or dance.
8) Không ngồi ghế cao, không nằm giường rộng: Not to occupy high chairs high beds.
9) Không ăn quá ngọ: Not to eat out of regulation hours.
10) Không cất giữ tiền, vàng bạc, của cải: Not to possess money, gold, silver, and wealth.

(D) Sa Di Ni
A Novice Nun
Sramanerika (s&p)
(D-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Sa Di Ni
Overview and Meanings of Sramanerika

(I) Ý nghĩa của Sa Di Ni—The meanings of Sramanerika:
1) Thất La Ma Na Lí Ca: Nữ tu mới gia nhập giáo đoàn Phật giáo, nguời trì giữ mười giới khinh—A female observer of the minor commandments (các giới khinh)—A female religious novice who has taken a vow to obey the ten commandments.
2) Cần Sách Nữ: A zealous woman, devoted.
3) “Nữ Tu” trong truyền thống Nguyên Thủy—“Sramanerika” in the Theravada Tradition: Sikkka-karaniya (skt)—Sekhiyadhamma (p)—“Sikkhamat” là thuật ngữ Thái Lan có nghĩa là “Nữ Tu,” người thọ giới tại gia nhưng chấp nhận những yếu tố đặc biệt cho cuộc sống tự viện, như sống đời độc thân. Vì dòng truyền cụ túc giới cho chư Ni tại các xứ theo Phật giáo Theravada đã bị tàn lụn từ lâu, nên những người nữ nào muốn theo đuổi cuộc sống tự viện có thể thọ giới Thức Xoa Ma Na, nhưng họ không được xem như hoàn toàn xuất gia như chư Tăng. Trong Phật giáo Đại Thừa, “Siksamana” là thuật ngữ Bắc Phạn gọi là Thức Xoa Ca La Ni (Thức xoa Ma na). Theo Luật Tạng, Thức Xoa Ca La Ni là một trăm giới cần học trong sinh hoạt hằng ngày. Người nữ tu tập sự bằng cách thực tập sáu giới. Một trong năm chúng xuất gia, tuổi từ 18 đến 20, học riêng lục pháp để chuẩn bị thọ cụ túc giới—A Thai term for “Studying mothers,” or “female renunciants,” who take lay precepts but adopt specific elements for monastic lifestyle, such as celibacy. Because the full ordination lineage for nuns died out long ago in Theravada countries, women who wish to pursue a monastic lifestyle may take sikkhamat vows, but they are not regarded as full monastics by most monks. In Mahayana Buddhism, “Siksamana” means a female novice who observes six commandments. According to the Vinaya Pitaka, Sikkka-karaniya includes one hundred rules of conduct which are connected with daily activities. A novice, observer of the six commandments. One of the five classess of ascetics, a female neophyte who is from 18 to 20 years of age, studying six rules (aldutery, stealing, killing, lying, alcoholic liquor, eating at unregulated hours) to prepare to receive a full ordaination.

Nguồn: Internet tại đây

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *