Home Tin tức Lao động Việt tại Thái Lan được hưởng đầy đủ quyền lợi vì được hợp pháp hóa bởi Nghị quyết của Thủ tướng Thái Lan

Lao động Việt tại Thái Lan được hưởng đầy đủ quyền lợi vì được hợp pháp hóa bởi Nghị quyết của Thủ tướng Thái Lan

Hiện tại số người lao động phổ thông tại Thái Lan chủ yếu là lĩnh vực như xây dựng, nghề cá, phục vụ tại nhà hàng. Theo Công bố của Văn phòng Thủ tướng Thái Lan về quản lý lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam do Nội các thông qua ngày 10/02/2015 thì Tiến hành đăng ký lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam và nhập cảnh Thái Lan lần cuối một cách hợp pháp trước ngày Nội các ra Nghị quyết về hướng quản lý lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam (gọi tắt là “Nghị quyết”) nhưng thời hạn ở Thái Lan đã hết, cho phép họ tiếp tục tạm trú tại Thái Lan, đối tượng áp dụng là lao động trong các nghề giúp việc tại gia, lao động chân tay trong ngành xây dựng, đánh bắt cá, phục vụ nhà hàng. Những lao động này cần đến trình diện, đăng ký và xin giấy phép lao động tại các Trung tâm đăng ký lao động nước ngoài một cửa (OSS).

Cơ sở để hợp pháp hóa lao động mang quốc tịch Việt Nam tại Thái Lan

Thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ tháng 3/2015, Việt Nam và Thái Lan sẽ tiến hành đàm phán liên ngành để sớm ký kết Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác toàn diện lao động, trong đó có việc hợp pháp hóa lao động Việt Nam tại Thái Lan. Phía Thái Lan sẽ tiến hành đăng ký, cấp phép cho lao động Việt Nam.

Theo Nghị quyết về hướng quản lý lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam vừa được Nội các Thái Lan thông qua ngày 10/2, công dân Việt Nam nhập cảnh Thái Lan vì mục đích lao động trước ngày 10/2 có thể được cấp giấy phép lao động với thời hạn 1 năm, hưởng đầy đủ các quyền lợi như lao động Thái Lan, với điều kiện: Có hộ chiếu Việt Nam; làm giúp việc tại gia hoặc lao động chân tay trong một số lĩnh vực như xây dựng, nghề cá, phục vụ tại nhà hàng và được chủ lao động Thái Lan xác nhận nhu cầu tuyển dụng.

Những quyền lợi đầy đủ như người Thái Lan bản địa hưởng

Ngày 25-2, Bộ Ngoại giao cho biết công dân Việt Nam nhập cảnh Thái Lan vì mục đích lao động trước ngày 10-2-2015 có thể được cấp phép lao động thời hạn 1 năm.

Họ cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi như lao động Thái Lan theo một nghị quyết được chính phủ Thái Lan thông qua gần đây.

Theo Nghị quyết về quản lý lao động nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam được Thái Lan thông qua ngày 10-2-2015, để được cấp giấy phép, lao động Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: có hộ chiếu Việt Nam, làm giúp việc tại gia hoặc lao động chân tay trong một số lĩnh vực như xây dựng, nghề cá, phục vụ tại nhà hàng, và được chủ lao động Thái Lan xác nhận nhu cầu tuyển dụng nhân công.

Việc đăng ký và cấp phép cho lao động Việt Nam tại Thái Lan là thỏa thuận đạt được tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tại Hà Nội ngày 27, 28-11-2014.

Chính quyền Thái Lan mong muốn tạo thêm nguồn cung ứng lao động cho các ngành đang thiếu nhân công, tăng cường quản lý lao động nước ngoài, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng cho người lao động Việt Nam tại Thái Lan, nhất là về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, chế độ nghỉ phép và bảo hiểm y tế.

Các “Trung tâm đăng ký lao động nước ngoài một cửa” (OSS) dành cho lao động Việt Nam sẽ được thành lập tại Bangkok (miền Trung), Chiang Mai (miền Bắc), Rayong (miền Đông), Nakhon Phanom (miền Đông Bắc) và Song Khla (miền Nam).

Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen khuyến khích công dân Việt Nam hiện đang làm việc tại Thái Lan chưa có giấy phép lao động chuẩn bị sẵn sàng cho việc đăng ký để được cấp phép.

Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thái Lan sẽ hỗ trợ tối đa về mặt thông tin và thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động.

Mọi thông tin cần thiết sẽ được cập nhật và giải đáp tại các trang thông tin điện tử của hai Cơ quan đại diện: vietnamembassy-thailand.org, facebook.com/VNEMBKK và vietnamconsulate-khonkaen.org.

Xem Thủ tục xin giấy phép lao động, dịch vụ visa cho người nước ngoài, Thủ tục miễn giấy phép lao động cho ngành Dịch vụ pháp lý (CPC 861)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.